Chỉ trong 2 năm Nhật Bản đã phải đóng cửa hơn 8500 trường học và cải tạo trường thành viện dưỡng lão, trung tâm tổ chức sự kiện, nơi lưu trú tránh thiên tai. Đây là thông tin của Bộ giáo dục Nhật Bản thống kê từ 2020-2022 trong bối cảnh dân số quốc gia này ngày càng già hóa.
Tại Nhật Bản hiện nay có khoảng 7.000 trường học trong số này hiện vẫn được duy trì, trong đó 74,1% được cải tạo thành cơ sở hạ tầng phục vụ các mục đích công khác và chỉ có 2,9% dự kiến bị phá dỡ. Chính phủ Nhật Bản đã dành tiền ngân sách nhằm hỗ trợ cho các địa phương quản lý trường học cũ và cải tạo các tòa nhà không sử dụng nhằm mục đích phục vụ tốt hơn cho cộng đồng.
Tại Nhật Bản, nhiều địa phương có tỉ lệ sinh giảm khiến cho số trường học giảm đi 3/4 so với ban đầu, hiện tại Nhật Bản đang làm quốc gia có dân số già hóa thứ 2 thế giới sau Monaco. Nước này có 14,4 triệu trẻ em dưới 15 tuổi, tức là nhóm “mầm non tương lai” chỉ chiếm 11,5% tổng dân số. Số lượng này cũng đã giảm 4 triệu so với thời điểm đầu những năm 2000.
Những thách thức của dân số già hóa lên nền kinh tế Nhật Bản
Dân số già hóa gây sức ép lớn lên nền kinh tế khi thiếu hụt nhân lực trầm trọng trong các ngành kinh tế điều đó ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế. Hiện tại Nhật Bản đã mất top 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới, trong điều kiện đồng yên ngày càng mất giá khiến cho áp lực của nền kinh tế ngày càng tăng cao.
Chính phủ Nhật Bản đưa ra những chính sách thu hút lao động nước ngoài như thay đổi chương trình thực tập sinh, tăng lương, hỗ trợ người lao động nước ngoài về gia hạn lưu trú…để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động cống hiến làm việc lâu hơn trong nền kinh tế Nhật Bản.