Trong 11 tháng của năm 2023  Việt Nam đã đưa được hơn 112.000 lao động đi làm việc tại nước ngoài, vượt xa chỉ tiêu năm của cả năm 2023 – theo thống kê của Cục quản lý lao động ngoài nước ( Bộ LĐTB&XH)

Hiện tại Nhật Bản vẫn đang là thị trường tiếp tục dẫn đầu khi tiếp nhận hơn 60.0000 lao động Việt Nam trong đó số lao động thực tập sinh làm việc, thực tập sinh thực tập vẫn dẫn đầu. Dự kiến, đến hết năm 2023 số thực tập sinh, lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản có khoảng 80.000 lao động

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan, mặc dù số lượng người đi xuất khẩu lao động không ngừng tăng, do đồng Yên Nhật thời gian qua bị mất giá đáng kể khiến cho thu nhập thực tế của lao động tại Nhật Bản giảm nhiều. Từ đó, dẫn đến người lao động băn khoăn khi lựa chọn làm việc tại thị trường Nhật Bản hay thị trường lao động khác.

Bên cạnh những thị trường lao động truyền thống như Nhật Bản, Đài Loan thì một số thị trường mới mở ở châu Âu, Nam Á, Bắc Phi bắt đầu tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm các ngành nông nghiệp, khai khoáng, điều dưỡng với số lượng vài trăm người

nhat-ban-dung-dau-tiep-nhan-lao-dong

Mở rộng thêm nhiều ngành nghề xkld Nhật Bản

Hiện tại, các dự án đưa người lao động đi làm việc tại Nhật Bản được Bộ LĐTBXH Việt Nam phối hợp với Nhật Bản triển khai như Chương trình thực tập sinh kỹ năng; Chương trình lao động kỹ năng đặc định; Chương trình đưa điều dưỡng viên và hộ lý Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản theo Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) đang phát huy hiệu quả.

Chính Phủ Nhật Bản đã quyết định mở rộng thêm 9 ngành nghề bao gồm chế biến thực phẩm và nhà hàng vào danh sách các ngành nghề không có thời hạn làm việc đối với tư cách lưu trú kỹ năng đặc định và nâng những ngành nghề người lao động nước ngoài có thể lưu trú dài hạn lên 12 ngành, nghề.

Người lao động Việt Nam có thể sang Nhật Bản làm tới 85 ngành nghề ở 7 khối ngành lớn gồm: Nông nghiệp, điện tử, xây dựng, chế biến thực phẩm, dệt may và cơ khí – kim loại, chế biến thủy sản. Theo Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho thấy, đến năm 2030, Nhật Bản cần thêm 630.000 nhân lực nước ngoài để bổ sung vào lực lượng lao động thiếu hụt.

Tình hình lao động quốc tế hiện nay đặc biệt là Nhật Bản với sự già hóa dân số cùng tỉ lệ sinh giảm nên nhu cầu sử dụng nhân lực trong nền kinh tế là rất cao. Hiện tại Nhật Bản có chính sách cởi mở hơn nhưng vẫn đưa ra yêu cầu với lao động nhập cảnh, cần có chuyên môn – tay nghề và ngoại ngữ để đáp ứng được yêu cầu làm việc.

Kaigo Việt Nam hiện là một trong những công ty phái cử thực tập sinh điều dưỡng sang làm việc tại Nhật Bản không ngừng nỗ lực đào tạo, nâng cao chất lượng học viên để đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe của thị trường khó tính này.