Lễ hội hoa thục quỳ Aoi Matsuri Nhật Bản

Lễ hội hoa thục quỳ Aoi Matsuri Nhật Bản có tuổi đời hơn một nghìn năm và là một nét truyền thống không thể nào tách rời khỏi văn hóa và con người Nhật Bản.

Tháng 5 ở Nhật Bản khi còn đang đắm chìm trong sắc xuân thì cũng không thể đếm hết những lễ hội hoa tôn vinh màu hoa đẹp nhất. Tháng 5 này, tại Kyoto người người nô nức tham gia lễ hội hoa thục quỳ Aoi Matsuri Nhật Bản nó đã trở thành nét đẹp độc đáo, là bản sắc và là sự thể hiện tôn kính đối với thần linh đồng thời cầu nguyện cho một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Cùng Kaigo Việt Nam tìm hiểu về lễ hội hoa này nhé

Nguồn gốc lễ hội hoa Aoi Matsuri Nhật Bản

Aoi Matsuri là lễ hội mang tên một loài hoa – thục quỳ – loài hoa mang trong mình vẻ đẹp thanh cao và ngọt ngào. Lễ hội Aoi Matsuri bắt nguồn từ triều đại của vua Kinmei (trị vì thời kỳ 539-571). Thời này, do ở Kyoto thường xuyên xảy ra động đất nên người dân cho rằng đó là các vị thần đang nổi giận nên việc tổ chức các nghi lễ thờ cúng, dâng vật phẩm lên thần linh cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa, mùa vụ bội thu.
Những lời thỉnh cầu của người dân đã trở thành hiện thực nên Thiên hoàng đã chính thức cho thành lập lễ hội hoa thục quỳ Aoi Matsuri như là một sự kiện đế quốc hàng năm. Người dân tin rằng loài hoa này sẽ giúp bảo vệ con người thoát được mọi thiên tai.
Lễ hội Aoi Matsuri được tổ chức thường niên vào ngày 15/5 hàng năm. Xuyên suốt nhiều thế kỷ, lễ hội này trở thành một truyền thống không thể nào tách rời khỏi văn hóa và con người Nhật Bản nói chung và Kyoto nói riêng

Các hoạt động trong lễ hội hoa thục quỳ Aoi Matsuri Nhật Bản


Lễ hội hoa thục quỳ Aoi Matsuri Nhật Bản có 2 hoạt động chính là lễ rước và nghi lễ thờ cúng. Lễ rước được đầu tư hoành tráng với đoàn diễu hành hơn 500 người, dẫn đầu là chokushi – các sứ giả Hoàng gia. Theo sau chokushi là: 2 xe bò, 4 con bò, 36 con ngựa trang trí hoa thục quỳ và đoàn diễu hành khoác lên mình những bộ trang phục thời Heian để thể hiện sự tôn kính với thần linh. Đúng 10h30 sáng, đoàn sẽ bắt đầu cuộc diễu hành từ Hoàng cung Kyoto đến đền Shimogamo và điểm đến cuối cùng là đền Kamogamo.

Khi họ cuối cùng đã đến cả hai đền thờ, những saio-dai được lựa chọn – người nữ trẻ trong sạch – sẽ thực hiện các nghi lễ thờ cúng. Saio-dai chính là người có trách nhiệm duy trì sự tinh khiết cho nghi lễ tôn quý này.

Sau khi kết thúc lễ rước và thờ cúng, sẽ có hàng loạt tiết mục biểu diễn khiêu vũ và sự kiện văn nghệ diễn ra phục vụ người dân và du khách. Mọi người nhân dịp này cùng nhau nhảy múa và gửi gắm tâm tư mong ước sức khỏe, may mắn đến với gia đình, bạn bè.

Mỗi năm tới ngày 15/5 hàng nghìn người dânđang sinh sống ở vùng Kyoto sẽ háo hức chờ đón để được tham gia lễ hội hoa thục quỳ này và trong đó cũng có hàng trăm TTS điều dưỡng Kaigo Việt Nam đang sinh sống ở đây hòa mình vào lễ hội
Các bạn nếu đang tìm kiếm một công việc, một trải nghiệm và một thu nhập tốt trong tương lai thì đừng bỏ lỡ cơ hội đăng ký ngay một suất tại Kaigo Việt Nam để được làm việc tại Nhật Bản vào cuối năm nay nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *