Nhật Bản là thị trường tiềm năng của người đi xuất khẩu lao động Việt Nam. Hiện tại Nhật Bản đang là quốc gia tiếp nhận người lao động Việt Nam nhiều nhất trong việc sử dụng lao động nước ngoài làm việc ở đây. Cùng Kaigo Việt Nam nhìn lại chặng đường hợp tác – đào tạo – chuyển giao nhân lực Việt – Nhật trong 50 năm qua.

Cùng điểm lại những dấu mốc đáng nhớ Việt – Nhật

Năm 1973 Việt Nam – Nhật Bản thiết lập lại mối quan hệ ngoại giao chính thức, vượt qua những biến cố đã từng có trước đó trong chiến tranh đã mở ra một mới quan hệ mới về ngoại giao giữa 2 nước.

Năm 1992 : lần đầu tiên Việt Nam đưa người lao động Việt Nam sang Nhật Bản làm việc. Từ đó tới nay mỗi năm hàng nghìn người lao động Việt Nam sang Nhật làm việc theo hình thức thực tập sinh

Tháng 10/2011: Hai bên đã ký Bản ghi nhớ về việc Nhật Bản tiếp nhận điều dưỡng viên, hộ lý của Việt Nam – trong khuôn khổ Hiệp định đối tác kinh tế song phương EPA. Thời điểm này Việt Nam đã cử 470 y tá và điều dưỡng viên sang Nhật Bản

Tháng 6/2017: Bản ghi nhớ hợp tác về chế độ thực tập sinh kỹ năng

tháng 5/2019: Bản ghi nhớ hợp tác về chế độ lao động kỹ năng đặc định ; tiếp tục trao đổi về khả năng đàm phán Hiệp định Bảo hiểm xã hội.

hop-tac-viet-nhat

Quan hệ hợp tác – đào tạo phát triển không ngừng 

Trong 50 năm qua, mối quan hệ hợp tác đào tạo giữa 2 quốc gia đã nâng lên một tầm cao mới. Nhật Bản là một trong những nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành Giáo dục đào tạo của Việt Nam.

Hai bên đã ký kết nhiều văn kiện hợp tác trong lĩnh vực này. Số lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản hiện đạt hơn 80.000 người. Nhật Bản đang hợp tác để nâng cấp 4 trường đại học của Việt Nam đạt đại học chất lượng cao (gồm Đại học Cần Thơ, Đại học Đà Nẵng, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Nông nghiệp Hà Nội)

Hợp tác xây dựng Trường Đại học Việt-Nhật nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam trong lĩnh vực khoa học công nghệ, quản lý và dịch vụ.

Đồng thời, hỗ trợ Việt Nam dạy tiếng Nhật tại một số trường tiểu học, phổ thông cơ sở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hai bên đã ký Biên bản hợp tác về các biện pháp giảm thiểu tình trạng du học sinh Việt Nam vi phạm pháp luật tại Nhật Bản (tháng 10/2018).

Cơ chế xin visa, thị thực được cải thiện rõ rệt

Từ ngày 1/1/2004, Việt Nam đơn phương miễn thị thực cho người Nhật đi du lịch và kinh doanh vào Việt Nam trong vòng 15 ngày; từ ngày 1/7/2004, quyết định miễn thị thực nhập cảnh ngắn hạn cho mọi công dân mang hộ chiếu Nhật Bản.

Ngày 8/3/2005, hai bên đã trao đổi Công hàm miễn thị thực nhập cảnh cho công dân hai nước Việt Nam và Nhật Bản mang Hộ chiếu ngoại giao và công vụ trong thời hạn lưu trú không quá 90 ngày bắt đầu thực hiện từ ngày 1/5/2005.

Nhật Bản bắt đầu thực hiện việc nới lỏng quy chế cấp thị thực nhiều lần (từ ngày 30/9/2014, nới lỏng hơn từ ngày 15/2/2016) và thị thực một lần (từ 20/11/2014) cho công dân Việt Nam; đơn giản hóa thủ tục xin visa ngắn hạn dành cho người có vị trí trong xã hội (cán bộ, công chức cơ quan Nhà nước, nhân viên doanh nghiệp tư nhân, nhà tri thức – văn hóa) từ ngày 1/3/2019.

Ngày 19/6/2020, Chính phủ hai nước ra thông cáo báo chí về việc Việt Nam và Nhật Bản nhất trí sẽ từng bước, từng phần nới lỏng hạn chế đi lại giữa hai nước.

Ngày 22/7/2020, Nhật Bản đơn phương áp dụng quy chế Residence Track cho phép nhập cảnh Nhật Bản số lượng giới hạn (dưới 100 người/ngày) các đối tượng cư trú lâu dài tại Nhật Bản (thực tập sinh…); từ ngày 29/7/2020, bắt đầu tiếp nhận hồ sơ cấp visa cho đối tượng này. Ngày 15/9/2020, hai nước đã mở lại đường bay thương mại (4 chuyến/tuần). Hiện các bộ, ngành hai nước đang tích cực trao đổi về quy chế đi lại ưu tiên cho đối tượng là doanh nhân, nhà đầu tư, chuyên gia, kỹ sư… làm việc ngắn ngày.

Hợp tác địa phương hai nước được thúc đẩy mạnh mẽ, địa phương của Việt Nam và Nhật Bản đã ký hơn 70 văn bản hợp tác. Trong đó các cặp quan hệ hợp tác tiêu biểu: Thành phố Hồ Chí Minh – Osaka; Thành phố Hồ Chí Minh – Nagano; Đà Nẵng – Sakai; Hà Nội – Fukuoka; Đà Nẵng – Yokohama; Thành phố Hồ Chí Minh – Yokohama; Đồng Nai – Hyogo; Bà Rịa – Vũng Tàu – Kawasaki; Phú Thọ – Nara; Huế – Kyoto; Hưng Yên – Kanagawa; Hải Phòng – Niigata; Nam Định – Miyazaki; Quảng Nam – Nagasaki; Cần Thơ – Hyogo.

50 năm một chặng đường phát triển và khi Việt Nam – Nhật Bản đã được nâng lên thành Đối tác chiến lược toàn diện. Nhật Bản là đối tác thứ 6 của Việt Nam – đánh dấu chặng đường phát triển mạnh mẽ và trong đó vấn đề con người vẫn luôn được các quốc gia coi trọng quan tâm. Hi vọng, mối quan hệ sâu sắc – vững bền này được thúc đẩy hơn nữa trong tương lai để người lao động Việt Nam có một nơi để đi, một nơi để kiếm sống và cùng nhau đóng góp vào sự phát triển chung của kinh tế – văn hóa 2 quốc gia.