Nhật Bản nổi tiếng với nền văn hóa đa dạng đậm đà bản sắc cùng nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới. Nhưng nét đặc trưng nhất của văn hóa Nhật chính là văn hóa giao tiếp – ứng xử được xem là chuẩn mực mà nhiều quốc gia trên thế giới luôn cố gắng học tập theo. Sau đây Kaigo Việt Nam giới thiệu tới các bạn những dấu ấn đặc sắc trong văn hóa Nhật.

Xem thêm:

>>> Thi đơn hàng điều dưỡng Nhật Bản như thế nào?

>>>  Làm thế nào để xin được gia hạn tư cách lưu trú Nhật Bản?

Một số dấu ấn đặc sắc trong văn hóa giao tiếp Nhật

Văn hóa cúi chào

van-hoa-giao-tiep-nhat-ban

Văn hóa cúi chào đã có từ xa xưa ở Nhật và trở thành phong cách ứng xử của người Nhật mà ai muốn làm việc được với người Nhật phải hiểu văn hóa này đầu tiên. Nghi thức cúi chào ở Nhật còn phân biệt theo từng cách:

Kiểu Eshaku: Cúi 15 độ, trong xã giao hàng ngày, đối với những người ngang mình.

Thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông. Người Nhật chào nhau vài lần trong ngày, nhưng chỉ lần đầu thì phải chào thi lễ, những lần sau chỉ khẽ cúi chào. Ngay cả người Nhật cũng thấy những nghi thức cúi chào này hết sức rườm rà nhưng nó vẫn tồn tại trong quá trình giao tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác và cho đến tận ngày nay.

– Kiểu Keirei: Cúi 30 độ, trang trọng hơn, khi lần đầu gặp mặt.

Thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15cm.

– Kiểu Saikeirei: Cúi 45 độ, cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc khi muốn cảm ơn ai đó, thể hiện sự biết ơn từ tận đáy lòng mình.

Kiểu cúi chào này thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng.

Giao tiếp bằng mắt

Ở Nhật khi giao tiếp mà nói chuyện với người đối thoại thì bị xem là khiếm nhã, không đúng mực. Khi giao tiếp cần tránh nhìn trực tiếp, không nhìn đối diện mà nên nhìn cuối xuống hoặc sang một bên

Sự im lặng trong giao tiếp

Ở Nhật họ xem sự im lặng là cách giao tiếp chuẩn mực, và quan tâm đến hành động nhiều hơn là lời nói. Các các buổi hội thảo người có vị trí cao nhất thường ít lời và anh ta đưa ra quyết định sau cùng là cách không làm mất lòng người khác.

Trang phục thể hiện văn hóa giao tiếp

Ở Nhật ngày nay người dân không còn mặc trang phục Kimono như ngày xưa, người dân họ đã mặc quần áo phương tây vì nó là sự thuận tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Hiện nay, các công ty của Nhật rất đề cao vấn đề ăn mặc với nhân viên để tạo sự thoải mái và chỉn chu và gây ấn tượng với phía đối tác, nhà đầu tư.

Văn hóa tặng quà của người Nhật

Ở Nhật tặng quà là một nghệ thuật nó thể hiện sự tôn trọng, ngưỡng mộ và tặng quà trở thành nét đẹp, nghi thức nên người Nhật hết sức lưu ý khi tặng quà cho nhau. Khi tặng quà cho người Nhật bạn phải xem đối tác là ai, có nhu cầu gì thì hãy nên tặng quà không món quà trở nên vô nghĩa.

Gật đầu

Gật đầu cũng là một phong cách của người Nhật, họ có những nụ cười, những cái gật đầu để thể hiện sự tôn trọng, thân thiện với nhau. Gật đầu được xem là biểu hiện của sự đồng ý, là lịch sự mà người Nhật

Văn hóa xin lỗi, cảm ơn

Văn hóa cảm ơn – xin lỗi đã trở thành nét đẹp của người Nhật Bản. Bạn sẽ không quá bất ngờ khi gặp người Nhật thường xuyên cảm ơn, xin lỗi khi gặp vấn đề gì đó. Văn hóa xin lỗi ở Nhật có nhiều kiểu: Xin lỗi lịch sự, xin lỗi vì vấn đề nghiêm trọng, xin lỗi với thái độ hối lỗi, xin lỗi vì muốn khiêm nhường, xin lỗi nguyên câu.

Kaigo Việt Nam – VILACO cầu nối tin cậy đáp ứng mọi nhu cầu việc làm của người lao động

📍Địa chỉ: Trường Phổ thông quốc tế Việt, KĐT Dương Nội, Hà Đông. (đối diện AEONMAIL HÀ ĐÔNG)

HOTLINE: 0989.423.596

🌐 https://kaigovietnam.com.vn/